bao nilon và các hiểm họa
3 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
bao nilon và các hiểm họa
“Ô nhiễm trắng” là cách mà các chuyên gia môi trường đang nói về sự lạm dụng túi ni lông hiện nay. Với người dân, thảm hoạ môi trường từ túi nilông không phải chuyện bây giờ mới biết nhưng họ vẫn “vô tư” sử dụng.
Chẳng biết từ bao giờ, túi ni lông đã len vào cuộc sống hiện đại, thay thế cho những lá chuối, lá sen, lá dong và các loại lá gói truyền thống của người Việt xưa. Một thời, người ta còn coi nó là thứ tiện dụng, một sản phẩm của xã hội “văn minh”. Và từ đấy, túi nilông ngập tràn các chợ, siêu thị và hệ thống bán lẻ. Từ chị bán hàng rong đến người bán quà sáng góc phố cũng trữ cho mình một xếp túi ni lông để gói hàng cho khách. Hết chu trình đó, túi ni lông lại được thải ra, tràn ngập ngoài bãi rác, vương vãi khắp các hệ thống kênh rạch, mương máng, bị vùi dưới đất sâu rồi phải đến hàng trăm năm sau mới có thể phân huỷ hết…
Tắc nghẽn cống rãnh, ngập lụt, xói mòn đất, thoái hóa đất đai, ứ đọng nước thải, hạn chế sự phát triển của cây trồng, đặc biệt có thể gây ung thư, gây độc cho con người... Đây là những tác hại mà túi ni lông gây ra cho môi trường sinh thái do việc sử dụng và phân hủy túi ni lông ở nhiệt độ cao.
Theo phân tích của ông Nguyễn Khoa, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ hóa học: thì túi ni lông được làm từ nhựa PTE không độc nhưng các chất phụ gia thêm vào để làm túi ni lông mềm, dẻo, dai lại vô cùng độc hại. Nếu đựng đồ nóng bắt đầu từ 70-80 độ C thì những chất phụ sẽ có phản ứng phụ và khó mà biết được nó độc hại đến đâu. Hàng ngày, chúng ta cũng ít biết đến thông tin: những túi ni lông nhuộm màu xanh đỏ đầy rẫy ngoài chợ nếu đựng thực phẩm đã chế biến sẽ gây độc cho thực phẩm do chứa các kim loại như chì, cadimi (những chất gây tác hại cho bộ não và là nguyên nhân chính gây ung thư). Nếu xử lý túi ni lông bằng phương pháp đốt cũng không ổn vì túi ni lông chứa 2 chất PE và PP, khi đốt sẽ tạo thành khí cacbonnic, mê tan và khí dioxin cực độc.
Hơn nữa, từ nhận thức đến việc nâng lên thành chính sách còn một khoảng cách quá xa. Cũng đã có nhiều nhà khoa học lên tiếng về mối hiểm hoạ này nhưng đến nay, trong hệ thống các văn bản pháp lý của Việt Nam chưa có quy định nào quy định việc cấm hay hạn chế sử dụng túi ni lông trong đời sống. Các địa phương cũng chưa tổ chức được việc tái chế túi ni lông nên phó mặc cho những cơ sở thủ công với công nghệ lạc hậu, không hợp vệ sinh.
Trên thế giới, hầu hết các nước phát triển đã sử dụng túi ni lông tự phân huỷ ngay từ những thập niên 30-40 của thế kỷ trước, nhưng ở ta, mọi chuyện gần như mới chỉ bắt đầu. Trong “cuộc chiến” với túi ni lông, đã có những đơn vị đi tiên phong như Trung tâm Nghiên cứu sản xuất các chế phẩm sinh học thuộc Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam. Trung tâm này đã sản xuất túi không độc từ nguyên liệu polymer thiên nhiên. Công ty sản xuất kinh doanh của Người tàn tật Hà Nội cũng mạnh dạn mở một hướng đi mới bằng việc nhập khẩu một dây chuyền sản xuất túi ni lông tự phân huỷ hiện đại của Đài Loan. Không khí cacbonic, không metan, không dioxin độc hại nhưng sản phẩm làm ra lại khó đưa ra thị trường vì giá bán ra cao gấp 3-4 lần túi ni lông bình thường. Không tiêu thụ kịp, những chiếc túi tự tiêu này lâu ngày cũng bị phân huỷ dưới tác động của ánh sáng mặt trời. Trong trường hợp này, gánh nặng kinh doanh không đùa với những người “ưa mạo hiểm".
Ngay cả trên thế giới, việc tìm hướng đi cho vấn đề rác túi ni lông bằng cách nghiên cứu, sản xuất túi ni lông tự phân huỷ là một giải pháp tối ưu vì dung hoà được lợi ích kinh tế và vệ sinh môi trường. Nhưng để thành công, trong giai đoạn đầu, những người đi tiên phong cần một chỗ dựa cả về chính sách lẫn ưu đãi về tài chính để họ không “đơn độc”. Chia sẻ trách nhiệm với những doanh nghiệp này cũng là cách mà người tiêu dùng nên làm, chẳng hạn như đóng phí cho những loại túi ni lông dùng một lần rồi bỏ. Ở các siêu thị tại Pháp, người mua hàng phải trả 5 xu cho một chiếc túi sinh thái được sản xuất từ nguyên liệu tự nhiên. Tiền phí này được tính trực tiếp trên hoá đơn tính tiền của siêu thị. Số tiền nhỏ nhoi nhưng khiến người ta nhớ mãi bởi nó nhắc nhở người sử dụng về trách nhiệm của mỗi cá nhân với môi trường./
Chẳng biết từ bao giờ, túi ni lông đã len vào cuộc sống hiện đại, thay thế cho những lá chuối, lá sen, lá dong và các loại lá gói truyền thống của người Việt xưa. Một thời, người ta còn coi nó là thứ tiện dụng, một sản phẩm của xã hội “văn minh”. Và từ đấy, túi nilông ngập tràn các chợ, siêu thị và hệ thống bán lẻ. Từ chị bán hàng rong đến người bán quà sáng góc phố cũng trữ cho mình một xếp túi ni lông để gói hàng cho khách. Hết chu trình đó, túi ni lông lại được thải ra, tràn ngập ngoài bãi rác, vương vãi khắp các hệ thống kênh rạch, mương máng, bị vùi dưới đất sâu rồi phải đến hàng trăm năm sau mới có thể phân huỷ hết…
Tắc nghẽn cống rãnh, ngập lụt, xói mòn đất, thoái hóa đất đai, ứ đọng nước thải, hạn chế sự phát triển của cây trồng, đặc biệt có thể gây ung thư, gây độc cho con người... Đây là những tác hại mà túi ni lông gây ra cho môi trường sinh thái do việc sử dụng và phân hủy túi ni lông ở nhiệt độ cao.
Theo phân tích của ông Nguyễn Khoa, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ hóa học: thì túi ni lông được làm từ nhựa PTE không độc nhưng các chất phụ gia thêm vào để làm túi ni lông mềm, dẻo, dai lại vô cùng độc hại. Nếu đựng đồ nóng bắt đầu từ 70-80 độ C thì những chất phụ sẽ có phản ứng phụ và khó mà biết được nó độc hại đến đâu. Hàng ngày, chúng ta cũng ít biết đến thông tin: những túi ni lông nhuộm màu xanh đỏ đầy rẫy ngoài chợ nếu đựng thực phẩm đã chế biến sẽ gây độc cho thực phẩm do chứa các kim loại như chì, cadimi (những chất gây tác hại cho bộ não và là nguyên nhân chính gây ung thư). Nếu xử lý túi ni lông bằng phương pháp đốt cũng không ổn vì túi ni lông chứa 2 chất PE và PP, khi đốt sẽ tạo thành khí cacbonnic, mê tan và khí dioxin cực độc.
Hơn nữa, từ nhận thức đến việc nâng lên thành chính sách còn một khoảng cách quá xa. Cũng đã có nhiều nhà khoa học lên tiếng về mối hiểm hoạ này nhưng đến nay, trong hệ thống các văn bản pháp lý của Việt Nam chưa có quy định nào quy định việc cấm hay hạn chế sử dụng túi ni lông trong đời sống. Các địa phương cũng chưa tổ chức được việc tái chế túi ni lông nên phó mặc cho những cơ sở thủ công với công nghệ lạc hậu, không hợp vệ sinh.
Trên thế giới, hầu hết các nước phát triển đã sử dụng túi ni lông tự phân huỷ ngay từ những thập niên 30-40 của thế kỷ trước, nhưng ở ta, mọi chuyện gần như mới chỉ bắt đầu. Trong “cuộc chiến” với túi ni lông, đã có những đơn vị đi tiên phong như Trung tâm Nghiên cứu sản xuất các chế phẩm sinh học thuộc Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam. Trung tâm này đã sản xuất túi không độc từ nguyên liệu polymer thiên nhiên. Công ty sản xuất kinh doanh của Người tàn tật Hà Nội cũng mạnh dạn mở một hướng đi mới bằng việc nhập khẩu một dây chuyền sản xuất túi ni lông tự phân huỷ hiện đại của Đài Loan. Không khí cacbonic, không metan, không dioxin độc hại nhưng sản phẩm làm ra lại khó đưa ra thị trường vì giá bán ra cao gấp 3-4 lần túi ni lông bình thường. Không tiêu thụ kịp, những chiếc túi tự tiêu này lâu ngày cũng bị phân huỷ dưới tác động của ánh sáng mặt trời. Trong trường hợp này, gánh nặng kinh doanh không đùa với những người “ưa mạo hiểm".
Ngay cả trên thế giới, việc tìm hướng đi cho vấn đề rác túi ni lông bằng cách nghiên cứu, sản xuất túi ni lông tự phân huỷ là một giải pháp tối ưu vì dung hoà được lợi ích kinh tế và vệ sinh môi trường. Nhưng để thành công, trong giai đoạn đầu, những người đi tiên phong cần một chỗ dựa cả về chính sách lẫn ưu đãi về tài chính để họ không “đơn độc”. Chia sẻ trách nhiệm với những doanh nghiệp này cũng là cách mà người tiêu dùng nên làm, chẳng hạn như đóng phí cho những loại túi ni lông dùng một lần rồi bỏ. Ở các siêu thị tại Pháp, người mua hàng phải trả 5 xu cho một chiếc túi sinh thái được sản xuất từ nguyên liệu tự nhiên. Tiền phí này được tính trực tiếp trên hoá đơn tính tiền của siêu thị. Số tiền nhỏ nhoi nhưng khiến người ta nhớ mãi bởi nó nhắc nhở người sử dụng về trách nhiệm của mỗi cá nhân với môi trường./
toanngoa3- Tổng số bài gửi : 4
Join date : 11/04/2012
=)))))))))))))))))))))))))))))))))
Thx kiu` ban Toan`. Co' thể dùng túi giấy để thay thế cho túi ni-lông là một biện pháp hữu hiệu trong việc bảo vệ môi trường.
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết